Tìm hiểu đĩa mềm 3 1/2

Tìm hiểu đĩa mềm 3 1/2

Các đĩa 3 1/2″ khác các đĩa 5 1/4″ về hai đặc tính cấu trúc và vật lý. Chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ khá cứng hơn các đĩa 5 1/4″. Ngoài điểm đó ra thì cả 2 đều giống nhau về mặt kích cỡ.

Các đặc điểm chi tiết

Các đĩa 3 1/2″ dùng một lớp vỏ nhựa khá cứng hơn các đĩa 5 1/4″, giúp ổn định môi trường từ tính bên trong. Do vậy, các đĩa có thể chứa dữ liệu tại rãnh ghi và những mật độ dữ liệu lớn hơn các đĩa 5 1/4″. Có một cửa chớp kim loại bảo vệ lỗ truy cập phương tiện luôn ở tình trạng đóng khi đĩa không nằm trong ổ đĩa. Do đó đĩa mềm hoàn toàn được cách ly với môi trường và hạn chế được tối đa những tác động.

Do cửa chớp không cần thiết cho hoạt động đĩa, bạn có thể tháo bỏ nó khỏi lớp vỏ nhựa nếu nó bị cong hay bị hư. Cạy nó khỏi vỏ đĩa; nó sẽ bật ra với một tiếng tách. Bạn cũng nên tháo lò xo đẩy cửa chớp đóng. Thêm nữa, sau khi tháo cửa chớp hư, bạn nên sao chép dữ liệu từ đĩa hư sang đĩa mới.

Ngoài ra, đĩa 3 1/2″ dùng một trục trung tâm kim loại với một lỗ sấp thẳng hàng, ở đĩa “ôm lấy” trục kim loại và lỗ này trên trục cho phép ổ đĩa định đúng vị trí đĩa.

Trên phần bên trái thấp hơn của đĩa là một lỗ với một miếng trượt nhựa lỗ có khả năng bảo vệ ghi. Lỗ thấy được khi miếng trượt được định vị, nghĩa là ổ đĩa được ngăn ngừa việc ghi vào đĩa. Khi miếng trượt được định vị để che lỗ lại, việc ghi có hiệu lực, bạn có thể lưu dữ liệu vào đĩa. Cho việc bảo vệ ghi lâu dài, một số chương trình phần mềm thương mại được cung cấp trên đĩa với miếng trượt bị dời đi nên bạn không thể ghi vào đĩa. Điều này thực sự ngược với đĩa mềm 5 1/4″, trong đó được bao bọc có nghĩa là được bảo vệ ghi, không được phép ghi.

Mặt kia của đĩa (mặt phải) thường có 1 lỗ khác được gọi là lỗ bộ chọn lọc mật độ môi trường (media-density-selector hole). Nếu lỗ này hiện diện, đĩa được xây dựng thành một phương tiện đặc dụng và là một đĩa HD hay ED. Nếu lỗ cảm biến môi trường này chính xác đối diện lỗ bảo vệ ghi, nó cho biết là một đĩa 1.44MB HD. Nếu lỗ cảm biến môi trường được định vị hướng về phía trên đĩa (cửa chớp kim loại ở phía trên đĩa), nó cho biết là một đĩa 2.88MB ED. Không có lỗ trên mặt phải có nghĩa là đĩa mật độ thấp. Hầu hết các ổ đĩa 3 1/2″ có bộ cảm biến môi trường điều khiển khả năng ghi trên sự không có hay sự hiện diện những lỗ này.

Môi trường từ tính thực sự trên cả hai đĩa 3 1/2″ và 5 1/4″ được xây dựng cùng những vật liệu cơ bản. Chúng dùng một nền nhựa (thường là Mylar) được bao phủ với hợp chất có từ tính. Những đĩa mật độ dày dùng hợp chất sắt – cobalt; những đĩa mặt độ cực dày dùng hợp chất sắt – barium. Chất liệu lớp áo cứng trên các đĩa 3 1/2″ đôi khi làm mọi người nghĩ không đúng rằng các đĩa này là một loại “ổ cứng” và không thực sự là đĩa mềm. Phần bên trong vỏ 3 1/2″ chỉ mềm như loại 5 1/4″.

Mật độ

Các đĩa có hai loại mật độ: mật độ theo chiều dọc (Longitudinal density) và mật độ theo tuyến (Lingar density). Mật độ theo chiều dọc được biết bởi bao nhiêu rãnh ghi được ghi trên đĩa và thường được diễn đạt như số rãnh ghi cho mỗi inch (TPI: tracks per inch). Mật độ theo tuyến là khả năng của một rãnh ghi riêng biệt chứa dữ liệu và thường được biết như số bit cho mỗi inch (BP1: bits per inch). Không may, những loại mật độ này thì thường lẫn lộn khi thảo luận về những đĩa và ổ đĩa khác nhau.

tìm

Sức kháng từ và độ dày

Đặc điểm kỹ thuật sức kháng từ (coercivity) của một đĩa nói đến sức bền từ trường được yêu cầu để thực hiện một sự ghi đúng. Sức kháng từ, được đo trong oersteds, là một giá trị cho biết sức bền từ trường. Một đĩa với mức sức kháng từ cao hơn đòi hỏi một từ trường mạnh hơn để dễ thực hiện một sự ghi trên đĩa. Với mức sức kháng từ thấp hơn, đĩa được ghi trong từ trường yếu hơn. Mặt khác càng thấp mức sức kháng từ đĩa càng dễ hỏng.

Phương tiện HD và ED yêu cầu mức sức kháng từ cao hơn nên những vùng từ tính gần kề không bị nhiều lẫn nhau. Phương tiện kháng từ cao hơn thực sự ít hỏng hơn và yêu cầu một sức bền tín hiệu ghi mạnh hơn.

Yếu tố khác là độ dày của đĩa. Đĩa càng móng, càng ít ảnh hưởng vùng này với vùng khác gần kề trên đĩa. Do đó các đĩa mỏng hơn chấp nhận nhiều bit cho mỗi inch không làm giảm khả năng ghi.

Điều khiển và gìn giữ ổ đĩa mềm

Các đĩa có thể bị hỏng hay bị phá hủy dễ dàng bởi những điều sau:

■ Chạm vào bề mặt ghi bằng ngón tay hay bất kỳ thứ gì khác.

■ Bẻ cong đĩa.

■ Làm đổ chất lỏng lên đĩa.

■ Làm nóng đĩa (để nó dưới mặt trởi nóng hay gần lò sưởi, cho ví dụ)

■ Phơi đĩa để làm lạc từ trường.

Ngoài những cảnh báo này, các đĩa là những thiết bị lưu trữ khá cứng. Nguy hiểm thực sự đến từ những từ trường, bởi vì không nhìn thấy chúng, có thể đôi khi chúng được tìm thấy ở những nơi mà bạn không bao giờ ngờ tới.

Thí dụ, tất cả màn hình màu (và những bộ TV màu) dùng công nghệ đèn phát hình (CRT: cathode-ray tube) có một cuộn giải từ quấn quanh bề mặt ống để khứ từ mặt nạ bóng khi bật màn hình. Nếu để bất kỳ đĩa mềm gần hơn khoảng 12 inch (30cm) phía trước màn hình màu sẽ phơi chúng trong một từ trường mạnh mỗi lần bạn bật màn hình. Ảnh hưởng lũy tích và không thể thay đổi được. Nhận xét rằng các màn hình máy tính LCD hay plasma không có những cuộn giải từ và do đó không ảnh hưởng đến phương tiện từ.

Nguồn từ trường mạnh khác là một động cơ điện có trong các máy hút bụi, máy sấy, máy điều hòa nhiệt độ. quạt, máy chuốc bút chì điện.. ..Không đặt những thiết bị này gần nơi cất các đĩa. Các loa cùng chứa nam châm, nhưng đa số các loa dùng với máy tính được che chắn bảo vệ để giảm tối đa sự hủy hoại đĩa.

Lưu trữ các đĩa 3 1/2″ giữa 40° và 127° Fahrenheit (4°-53° Celsius) và các đĩa 5 1/4″ giữa 40° và 140° Fahrenheit (4°-60° Celsius). Cả hai loại, độ ẩm không nên vượt 90%. Để tìm hiểu thêm các bài viết có chủ đề tương tự, bạn có thể truy cập tại đây.