Phương pháp nhân bản IBM PC BIOS

Phương pháp nhân bản IBM PC BIOS

Khi mà IBM không còn là nhà tiên phong điều khiển tiêu chuẩn phần cứng PC. Các hãng khác trên thị trường đã bắt đầu nghĩ tới việc nhân bản hợp pháp IBM PC BIOS.

Phương pháp thực hiện

Họ sử dụng hai đội kỹ sư phần mềm: Nhóm thứ hai được chọn lọc gồm những người không bao giờ được xem hoặc nghiên cứu BIOS IBM trong khi nhóm thứ nhất đã nghiên cứu IBM BIOS và viết bản mô tả chi tiết cái có trong BIOS. Nhóm thứ hai đọc bản mô tả và viết ra BIOS mới theo những gì mà nhóm một đã mô tả. Kết quả là mã BIOS được viết mặc dù không giống với BIOS của IBM nhưng chính xác là có cùng chức năng.

Đây gọi là phương pháp “clean room” cho phần mềm công việc bảo tồn. Nếu được hướng dẫn cẩn thận nó có thể tránh khỏi những vi phạm. Do BIOS IBM đầu tiên có bộ chức năng hạn chế và xác định rõ đặc điểm, bộ mã chỉ dài 8,096 Byte, nhân bản nó thông qua phương pháp clean room không quá khó khăn. Ngay khi IBM BIOS tiến triển & đuổi kịp bất kỳ thay đổi nào của IBM cũng khá dễ dàng. Không để ý đến giai đoạn tự kiểm tra khi bật nguồn (POST: power on self test) hay phần chương trình thiết lập BIOS (BIOS Setup được sử dụng để cấu hình hệ thống) của BIOS, phần lớn các bo mạch chủ BIOS, ngay cả ngày nay chỉ có khoảng 32KB – 128KB mã hiện hành và hệ điều hành hiện đại lờ đi phần lớn mã này bằng cách tải mã và các trình điều khiển từ đĩa. Thực chất, bo mạch chủ BIOS hiện đại chỉ dùng để khởi động hệ thống và tải hệ điều hành. Ngày nay. mặc dù một số nhà sản xuất PC vẫn viết mã BIOS riêng, phần lớn nguồn BIOS của họ từ các nhà phát triển BIOS độc lập. Phoenix và American Megatrends (AMI) đang là nhà phát triển đầu đàn của phần mềm BIOS cho hệ thống PC và các nhà sản xuất bo mạch chủ. Một nhà sản xuất đứng hàng thứ ba cho phần mềm BIOS – Award Software được sở hữu bởi Phoenix Technologies, tiếp tục bán những sản phẩm dựa trên nền BIOS.

Sau phần cứng bo mạch chủ và BIOS của IBM PC được nhân bản, tất cả điều cần thiết là sản xuất một hệ thống hoàn toàn tương thích IBM là MS-DOS. Công việc đảo ngược DOS, ngay cả với phương pháp clean room, dường như là nhiệm vụ khó khăn bởi vì DOS lớn hơn BIOS và bao gồm nhiều chương trình và chức năng. Cũng vậy hệ điều hành liên quan và thay đổi nhiều hơn BIOS. Nghĩa là chỉ có một cách để có DOS trên một máy tương thích IBM là mua nó. Đó là điều mà Microsoft hướng tới. Bởi vì IBM không đảm bảo được Microsoft ký hợp đồng bản quyền toàn quyền nên Microsoft đã bán tự do bản DOS tương tự đã được thiết kế cho IBM đến bất kỳ người nào muốn mua. Với bản MS-DOS mọi sự được an bài và cánh cửa rộng mở cho các hệ thống tương thích IBM cho dù IBM muốn hay không muốn.

nhân bản ibm pc hợp pháp

Ghi chú:

MS-DOS rốt cuộc được sao chép chính xác, ban đầu là DR-DOS, Digital Research (các nhà phát triển CP/M) phát hành năm 1988. DR-DOS chỉ là bản sao nguyên gốc; nó có nhiều tính năng không có trong MS-DOS tại thời điểm, gây cảm hứng cho Microsoft thêm những đặc điểm tương tự vào phiên bản MS-DOS. Năm 1991, Novell đạt được DR-DOS, Caldera tiếp tục năm 1996 (người phát hành một phiên bản mã nguồn dưới giấy phép mã nguồn mở), và Lineo năm 1998, và cuối cùng bởi DRDOS (www.drdos.com) năm 2002. Phiên bản DOS mã nguồn mở và miễn phí được sản xuất độc lập, nâng cấp và duy trì bởi DR-DOS/OpenDOS Enhancement Project (www.drdosprojects.de) cũng như FreeDOS Project (www.freedos.org).

Hồi tưởng lại, đây cũng chính là lý do chính xác tại sao không có bản sao hay bản tương thích của hệ thống Macintosh. Không phải là hệ thống Mac không bị nhân bản; thực tế, phần cứng Mac cũ khá đơn giản và dễ dàng sản xuất dùng những linh kiện có sẵn. Hiện thời Mac dùng chung phần cứng như PC, vấn đề chính là Apple sở hữu hệ điều hành Mac và trong phạm vi từ chối cấp phép hay cho phép hệ điều hành của họ chạy trên phần cứng không phải Apple. Các máy Mac không tương thích PC cũng kết hợp một BIOS phức tạp khá lớn và được tích hợp chặt chẽ với hệ điều hành Mac cũ. Sự phức tạp lớn hơn và sự tích hợp kết hợp với thị phần thấp đã làm BIOS và hệ điều hành Mac thoát khỏi những nỗ lực nhân bản clean-room.