Mười cách miễn phí giữ cho máy tính của bạn an toàn (P4)

Mười cách miễn phí giữ cho máy tính của bạn an toàn (P4)

“Từ khi bật cho đến khi tắt, máy tính của bạn luôn nằm trong nguy cơ bị tấn công.”

Các hacker thì cố gắng phá nó; virus, trojan cố gắng thâm nhập vào máy; còn spyware thì lại cố gắng tìm hiểu mọi việc bạn đang làm. Sau đó là những nguy hiểm của mạng không dây và tệ nhất là sự dòm ngó của đồng nghiệp.

Bảo vệ chính mình trước các phisher

Phishing là một trong những cách tấn công quỷ quyệt và hiểm ác nhất. Bạn đang xem một email xác nhận từ ngân hàng, eBay, PayPal hay các hãng tài chính khác cảnh báo rằng bạn phải nhấp vào một liên kết để đăng nhập vào tài khoản của bạn với một số lý do nào đó như cập nhật, kiểm chứng thông tin hay thậm chí với mục đích bảo vệ.

Sau khi nhấp xong, bạn vào website mà bạn nghĩ là thật nhưng lại không phải (thực ra là chỉ giống về mặt giao diện). Sau khi đăng nhập bạn có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin cá nhân như mã số phúc lợi xã hội và kết quả là bạn sẽ phải “tạm biệt số tiền của mình”. Một kẻ lừa đảo nào đó đã gửi mail và cài website giả, dùng các thông tin cá nhân bạn nhập vào để lấy hết tài khoản và ăn trộm nhân dạng của bạn.

Có một vài cách đơn giản ngăn chặn các cuộc tấn công phishing là: Đừng bao giờ nhấp vào đường link đăng nhập từ một e-mail do các hãng tài chính, eBay hay PayPal gửi. Đừng quan tâm đến vẻ hợp pháp của nó, thay vào đó bạn hãy vào website và tự mình đăng nhập.

Thứ hai, dùng một thanh công cụ chống phising. Nó sẽ block các trang có phishing mà bạn vào hoặc sẽ cảnh báo nếu bạn đang ghé thăm một website phishing. Bạn có thể dùng Google Toolbar chẳng hạn. Sau khi bạn cài đặt thanh công cụ, nhấp vào nút “Option”. Sau đó, dưới tab “Browsing”, đánh dấu chọn vào ô ngay cạnh “Safe Browsing”. Nhấp vào nút “Save Browsing Settings” và cấu hình lại mức bảo vệ bạn muốn. Cuối cùng nhấp vào nút OK”.

Một thanh công cụ chống phishing khác cũng rất tốt là Netcraft Toolbar cũng với các chức năng bảo vệ tương tự.

Nhưng chẳng mấy chốc bạn sẽ không cần bất cứ thanh công cụ nào như thế. Vì cả Internet Exporer 7 và Firefox 2.0 đều sẽ có chức năng chống phishing ngay trong trình duyệt. Trong những thử nghiệm sơ bộ, tùy chọn chống phishing trong IE7 “bắt” được nhiều cuộc tấn công phishing hơn Firefox 2.0. Nhưng cả hai sản phẩm đều mới chỉ là phiên bản beta.

bảo vệ dữ liệu của mình như thế nào

Nói không với Cookie

Các mạng quảng cáo trực tuyến có khả năng tạo ra các profile khá chi tiết về các trang web bạn hay ghé thăm và sở thích cá nhân của bạn. Họ sử dụng các trò gian trá ư? Không, họ chỉ đặt các cookie trên ổ cứng và theo dõi các website bạn hay vào.

Bạn có thể ngăn chặn bằng cách đặt tuỳ chọn opt-out cookie. Tuỳ chọn này do chính các mạng quảng cáo cung cấp.

Ví dụ như để thoát khỏi mạng quảng cáo trực tuyến khổng lồ Doubleclick, bạn hãy vào trang opt-out của hãng, nhấp vào nút “Ad Cookie Opt-Out” ở cuối màn hình.

Một số mạng quảng cáo khác cũng cho phép bạn loại bỏ các cookie. Để biết thêm chi tiết bạn có thể vào Network Advertising Initiative, đánh dấu chọn vào hộp Out-box bên cạnh bất kỳ mạng quảng cáo nào bạn muốn, sau đó nhấp vào nút Submit.

1 Comment

Comments are closed.