Hướng dẫn cách đeo tai nghe không đau tai cho tất cả các loại

Hiện nay, mọi người đều chọn cho mình một chiếc tai nghe để tận hưởng âm thanh. Việc đeo tai nghe bị đau đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nguyên nhân chính cho việc này là đeo tai nghe không đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu cách đeo tai nghe không đau tai qua bài viết dưới đây nhé!

Cách đeo tai nghe không đau tai đúng cách

Hậu quả của việc đeo tai nghe không đúng cách

Khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài, tai sẽ bị bịt kín và không khí không được lưu thông và xuất hiện các bệnh về tai như: Viêm tai, nhiễm trùng tai và giảm thính giác.

Gây viêm tai, nhiễm trùng tai

Tai nghe hoạt động trong thời gian dài làm các chất bẩn bị đẩy sâu vào trong tai giúp vi khuẩn dễ dàng đi vào trong tai. Tai nghe bị dính chất nhờn, ẩm có trong tai chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chính 2 điều này là nguyên nhân gây ra việc viêm tai và nhiễm trùng tai khi đeo tai nghe.

Ngoài ra, vùng da quanh ống tai sẽ bị bào mòn từ từ làm vi khuẩn, nấm phát triển tạo ra chất lỏng chảy ngược vào tai dẫn đến viêm tai ngoài

Suy giảm thính giác

Đeo tai nghe quá lâu sẽ làm tế bào thần kinh thính giác trong ốc tai bị căng thẳng. Sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn thường xuyên đeo tai nghe và nghe nhạc với cường độ lớn xuyên đêm, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Thính lực sẽ bị suy giảm nếu bạn thường xuyên đeo tai nghe và nghe nhạc ở cường độ 85 – 90 decibels trên 2 tiếng đồng hồ liên tục trong vòng 1 đến 2 năm. Ban đầu, bạn sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, sau một thời gian các biểu hiện mới rõ ràng. Một số người có thể bị mất thính lực tạm thời khi bị tác động bởi âm thanh quá lớn. Đây là hiện tượng tự bảo vệ của tai.

Hướng dẫn đeo tai nghe không đau tai

Để tránh tình trạng đau tai nghe đeo tai nghe, các bạn nên chọn loại tai nghe có mút tai mềm, thoải mái và phù hợp với đôi tai mình. Và phải lưu ý một điều là đeo đúng bên của tai nghe. Rất nhiều bạn đeo 2 bên tai nghe không đúng, dẫn đến đau nhức tai, căng thẳng và cảm nhận chất lượng âm thanh không tốt..

Tai nghe Over-ear

Tai nghe Over-ear hay còn gọi là Headphone, tai nghe chụp. Đây là loại tai nghe có phần quai đeo trên đầu giúp giảm áp lực vào thành tai và có tính khử tạp âm tốt.

Cách đeo tai nghe Over-ear đúng cách:

Bước 1:  Bạn cần xác định đúng bên của tai nghe để đeo.

Bước 2: Vòng tai nghe qua đầu sao cho phần đệm của tai nghe ôm trọn tai

Bước 3: Điều chỉnh khớp nối sao cho vừa vặn với đầu và tai bạn.

Hướng dẫn đeo tai nghe Over-ear đúng cách

>>> Tham khảo những lưu ý khi sử dụng tai nghe

Tai nghe Earbuds

Tai nghe Earbuds là loại tai nghe nhét trong có vành làm bằng nhựa với phần củ loa của Earbuds chỉ bám ở vành tai, không tiến sâu vào bên trong.

Cách đeo tai nghe Earbuds đúng cách: Bạn chỉ cần nhét tai nghe từ từ vào tai sao cho phần  thân tai nghe hướng ra ngoài một chút là xong.

Cách đeo tai nghe Earbuds không đau tai

Tai nghe In-ear

Tai nghe In-ear là dạng tai nghe có thiết kế phần củ loa và ống dẫn âm nhỏ gọn, dài có thể dễ dàng nhét vào tai và cách âm tốt. Phần đầu tai thường làm bằng chất liệu mềm như cao su giúp bạn không bị đau tai.

Các bước đeo tai nghe

Bước 1: Đặt tai nghe dọc theo tai

Bước 2:  Xoay mút tai và nhét tai nghe vào trong nhẹ nhàng cho đến khi củ loa nằm gọn trong tai.

Bước 3: Tay và điều chỉnh để đảm bảo tai nghe được đeo chắc chắn

Các bước đeo tai nghe In-ear

Tai nghe truyền âm thanh qua xương

Tai nghe truyền âm thanh qua xương (Bone-conduction) là kiểu tai nghe truyền âm qua xương hàm rồi đến trực tiếp ốc tai mà không cần qua lỗ tai. Khác xa nguyên lý hoạt động của tai nghe truyền thống.

Cách đeo tai nghe truyền âm thanh qua xương đúng cách

Bước 1: Xác định đúng bên của tai nghe để đeo vào tai

Bước 2: Vòng tai nghe ra phía sau cổ và móc vào vành tai

Bước 3: Điều chỉnh lại vị trí của tai nghe để tránh đau vành tai

Tai nghe truyền âm thanh qua xương Shokz

Một số lưu ý khi sử dụng tai nghe

Để đeo tai nghe không đau tai, đầu tiên các bạn không nên đeo tai nghe liên tục với âm lượng lớn trong nhiều giờ. Tiếp theo nên thường xuyên vệ sinh tai nghe sạch sẽ để tránh viêm nhiễm tai. Và quan trọng hơn hết hãy lựa chọn cho mình loại tai nghe phù hợp.

Nếu bạn là người vừa thích vận động các môn thể thao ngoài trời, vừa thích nghe nhạc thì có thể cân nhắc tai nghe truyền âm thanh qua xương của nhà Shokz. Đây là thương hiệu đầu tiên phát minh ra dòng tai nghe này và được sử dụng khi thi đấu tại Anh.

Recent Posts

Một số tips chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hoạt động thể thao đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy…

2 years ago

7 cách để nâng cao trải nghiệm bơi lội

Bơi lội là một hoạt động rất thú vị và có lợi cho sức khỏe, nhiều người còn xem đây…

2 years ago

Bơi lội ăn gì tốt nhất?

Bơi lội là một môn thể thao đòi hỏi sức bền và sức mạnh, vì vậy việc cung cấp đủ…

2 years ago

Đánh giá chỉ số chống nước IP: Khám phá tính năng chống nước của các sản phẩm điện tử

Chỉ số chống nước IP là một thông số quan trọng được sử dụng để đánh giá khả năng chống…

2 years ago

8 hoạt động thể thao ngoài trời được yêu thích nhất

Thể thao ngoài trời là những hoạt động thể dục và vận động thể chất diễn ra ngoài không gian…

2 years ago

30 phút nâng cao sức khỏe mỗi ngày cùng tai nghe chạy bộ

Chắc hẳn ai cũng biết về lợi ích của chạy bộ, bởi đây là môn thể thao được nhiều người…

2 years ago