Các lời khuyên về thực hiện ép xung máy tính

Các lời khuyên về thực hiện ép xung máy tính

Các bo mạch chủ hiện đại ngày nay có thể tự động đọc các thành phần CPU và bộ nhớ để xác định các thiết lập tốc độ, thời gian và điện áp chính xác để người dùng thực hiện ép xung.

Ban đầu, những thiết lập này được điều khiển bởi những cầu nhảy và mạch chuyển, nhưng trong đa số bo hiện đại bạn có thể vào BIOS Setup để thay đổi những thiết lập này bằng tay và kế tiếp dùng những tùy chọn trên bảng chọn trong BIOS Setup để sửa đổi tốc độ hệ thống máy tính. Do những sửa đổi như vậy có thể làm hệ thống không ổn định, phần lớn hệ thống được thiết kế để khởi động vào BIOS Setup tại tốc độ thấp mặc định nên bạn bị khóa không cho thực hiện những thay đổi trong tương lai. Điều này làm việc ép xung đơn giản như thay đổi một vài tùy chọn và kế tiếp khởi động lại để kiểm tra những lựa chọn đã thực hiện.

Khái niệm về ép xung

Bạn thay đổi những thiết lập để làm tăng tốc độ bộ xử lý, bộ nhớ, các bus…cho đến khi hệ thống trở thành không ổn định. Kế tiếp bạn vào lại và làm giảm thiết lập cho đến khi hệ thống ổn định trở lại. Trong cách này, bạn tìm tốc độ có thể chịu đựng được tối đa cho hệ thống. Do mỗi bộ xử lý khác nhau, thậm chí các bộ xử lý có cùng tốc độ cũng đi đến cho các tốc độ ổn định tối đa khác nhau.

Tại sao một số chip có xung nhanh hơn những chip khác? Lý do trong cách chúng được sản xuất và đánh dấu như thế nào. Như một ví dụ, các chip Pentium 4 đầu tiên dựa trên nhân Prescott dùng khuôn 112 mm vuông trên các miếng vi mạch 300mm, dẫn đến tối đa 529 khuôn đầy đủ cho mỗi miếng vi mạch. Do có lỗi, nhiều cái trong những khuôn này không hoạt động, nhưng 423 khuôn (khoảng 80% yield) thì tốt. Intel đầu tiên bán những bộ xử lý nhân Prescott tốc độ từ 2.4GHz đến 3.4GHz. Điều này có nghĩa là tất cả khuôn trên mỗi miếng vi mạch được thiết kế để chạy ở tốc độ tiềm năng được ước lượng cao nhất. Tuy nhiên, ngoài khuôn tốt (đang hoạt động), kiểm tra thể hiện là một số thực sự chạy ở tốc độ 3.4GHz. Số khác chỉ vận hành đáng tin cậy ở tốc độ thấp hơn. Những chip hoàn tất được được phân loại thành những thùng theo các kết quả kiểm tra tốc độ.

Ngay từ đầu trong sản xuất một thiết kế bộ xử lý định sẵn, những thùng được phân loại ở mức độ quá điện trở phần nhiều chỉ qua những kiểm tra tốc độ thấp và số ít hơn chạy ở những tốc độ cao nhất. Đây là lý do những chip chạy nhanh nhất thì mắc tiền nhất. Nhưng do những chip tốc độ thấp hơn được định giá thấp và bán ra được nhiều, nhà sản xuất phải lấy những thùng chip nhanh hơn và đánh dấu chúng có tốc độ thấp hơn để cho đủ lượng hàng đặt.

Về cơ bản điều tôi đang nói là những nhà chế tạo chip như là Intel và AMD làm tất cả chip trên miếng vi mạch y hệt nhau và kiểm tra chúng nên chúng sẽ chạy ở tốc độ cao nhất. Nếu mua phải một trong những chip tốc độ kém hơn, bạn thực sự có cùng chip (khuôn) như những phiên bản tốc độ cao hơn; sự khác biệt là những chip tốc độ cao hơn được đảm bảo để chạy những tốc độ cao hơn, trong khi những chip tốc độ thấp hơn thì không. Và các nhà ép xung vào cuộc.

Lời khuyên:

Tốc độ hiện hành của một bộ xử lý máy tính và laptop sẽ không thể hiện được tốc độ thực của nó, bởi vì vượt hay bởi vì một số hệ thống gần đây làm giảm tốc độ bộ xử lý khi hệ thống không tải nặng. Cả Intel và AMD đều phát triển những công cụ phần mềm có thể nhận ra chính xác tốc độ bộ xử lý. Đối với những bộ xử lý Intel mới hơn, dùng tiện ích Intel Processor Identification Utility; đối với những phiên bản cũ hơn, dùng tiện ích Intel Processor Frequency ID. Cả hai tiện ích này đều có sẵn ở www.intel.com/support/processors/sb/CS-0l5477.htm. Đối với những bộ xử lý AMD, dùng chương trình AMD CPU Info hay AMD Clock. Để tìm những chương trình này, vào http://support.amd.com, chọn Drivers and Downloads, All Processors. Kế tiêp tìm CPU info và AMD Clock.

Một trở ngại của các chương trình Intel và AMD là chúng chỉ làm việc trên những nhánh chip thuộc về họ. Tiện ích tuyệt vời khác hoạt động trên cả hai bộ xử lý Intel và AMD là chương trình CPU-Z có sẵn trong www.cpuid.com. Tôi cài đặt như thường lệ chương trình này trên bắt kỳ hệ thống nào tôi dựng hay cài dịch vụ do nó cung cấp sự nhận diện bộ xử lý (và chipset). 

Những người dùng thực hiện vượt xung những hệ thống mua chip có tốc độ thấp và về cơ bản tự làm kiểm tra để xem liệu chúng chạy ở những tốc độ cao hơn. Họ cũng có thể bắt đầu với những chip tốc độ cao và xem liệu chúng chạy nhanh hơn, những thành công bị nhiều hạn chế. Thực hiện vượt xung máy tính thành công nhất hầu như luôn luôn với tốc độ thấp nhất của thiết kế định sẵn và những con chip này cũng được bán giá thấp nhất. Mặt khác, qua thống kê bạn có thể tìm nhiều chip mức tốc độ thấp nhất có khả năng chạy mức tốc độ cao nhất (do vê cơ bản chúng giống nhau trong sản xuất); tuy nhiên, nếu bắt đầu mức tốc độ cao nhất, bạn có thể có khả năng chỉ làm tăng tốc độ số phần trăm rất nhỏ.

Điều chủ yếu để ghi nhớ là sự khác biệt tồn tại giữa tốc độ ước lượng của một chip và tốc độ tối đa thực sự. Các nhà sản xuất như là Intel và AMD phải thận trọng khi đánh giá các chip, nên một chip tốc độ định sẵn thì hầu như luôn luôn có khả năng chạy tối thiểu một số mức tốc độ nhanh hơn tốc độ định sẵn này. Câu hỏi là nhanh hơn bao nhiêu? Không may cách duy nhất để biết là tiến hành kiểm tra các chip độc lập.

ép xung máy tính

Những nguy cơ từ việc ép xung

Có vài vấn đề cần quan tâm trên việc ép xung. Một là phần lớn các bộ xử lý được bán từ năm 1998 đều được khoá hệ số nhân trước khi xuất xưởng. Do vậy con chip lờ đi bất kỳ thay đổi nào cho thiết lập hệ số nhân trên bo mạch chủ. Mặc dù về cơ bản sản phẩm ngăn ngừa những việc làm già nhân hiệu những bộ xử lý (tạo ra chip giả mạo), khóa hệ số nhân tác động đến hiệu suất máy tính rõ rệt, để chỉnh tốc độ bus của bo mạch chủ như cách làm dễ dàng duy nhất (trong một số trường hợp, có thể là cách duy nhất) để đạt đến tốc độ xung nhịp cao hơn tiêu chuẩn.

Lỗi cũng có thể gặp khi lên tăng tốc độ bus của bo mạch chủ. Phần lớn các bo mạch chủ Intel cũ thường không hỗ trợ xung khác hơn các tiêu chuẩn định sẵn. Những bo mới của Intel có tính năng “bum-in” hay “override” cho phép ta tăng tốc độ bus bộ xử lý mặc định (cùng là tốc độ của nhân bộ xử lý), điện áp và hệ số nhân (cho những CPU không khóa). Phần lớn các bo mạch chủ cho phép thay đổi các tốc độ bus. Sự tãng nhỏ này xảy ra trên tốc độ hệ số nhân, hơn là bước tăng đột ngột lớn, là cách tốt nhất để làm từng bộ xử lý chấp thuận. Đó là lý do một con chip định sẵn thường có khả năng vượt xung ở tỷ lệ phần trăm nhất định. Càng nhỏ hơn những bước tăng khi làm tăng tốc độ càng giúp ta có thể tiến gần hơn tốc độ tối đa thực sự của con chip mà không phải sửa đổi giá trị thực và gây ra hệ thống mất ổn định.

Thí dụ cụ thể

Một bo mạch chủ socket 775 chạy bộ xử lý Quad Core 2 2.4GHz tại tốc độ bus frontside CPU 1066MHz. Bo mạch chủ cho phép các điều chỉnh IMhz của xung bus CPU (được nhân lên gấp 4 để đạt bus front-side) để cho phép bạn tinh chỉnh tốc độ bộ xử lý. Tần số xung nền là 266MHz và được nhân 4 để đạt tốc độ bus bo mạch chủ (FSB), kế tiếp được tăng xa hơn bởi hệ số nhân CPU 800 MHz X 3.5= 2800MHz, hay 2.8GHz.

Bằng cách gia tăng xung nhịp từ 266MHz đến 300MHz, bạn sẽ làm gia tăng FSB từ l,066MHz đến l,200MHz, và tốc độ nhân CPU từ 2.4GHz đến 2.7GHz, tăng gần 13%. Một cách cụ thể tăng từ 10% đến 20% là thành công, đặc biệt là nếu hệ thống có chế độ làm mát và ta cũng có thể điều chỉnh hệ số nhân CPU, điện áp và thiết lập.